0987168140

Hen suyễn lâu ngày không khỏi – nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm

Ngày đăng: 08 - 10 -2020

Hen suyễn là bệnh mãn tính của hệ hô hấp gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt, học tập, công việc và sưc khỏe của người bệnh.

Người mắc bệnh hen suyễn là do nguyên nhân gì?

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh hen suyễn:

Thứ nhất: Di truyền

Thứ hai : Các yêu tố môi trường bên ngoài, bao gồm:

  • Ô nhiễm không khí ( bụi bẩn, bụi mịn, hóa chất trong không khí)
  • Nhiễm khuẩn hệ hô hấp trên do virus, vi khuẩn.
  • Ảnh hưởng bởi không khí lanh, thời tiết giao mùa.
  • Ức chế với một số loại thuốc như aspirin, beta, naproxen, ibuprofen.
  • Tiếp xúc thường xuyên với mạt nhà, khói thuốc lá
  • Bệnh lý trào ngược dạ dày
  • Luyện tập thể lực quá mức

Những triệu chứng điển hình của người bị hen suyễn

Một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn như:

  • Thở dốc, thở nhanh        
  • Ho có đờm
  • Thở khò khè, thở rít ( thường xuất hiện vào ban đêm)
  • Đau ngực hoặc có cảm giác bóp nghẹ lồng ngực
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, ngáy do khó thở.
  • Lúc có cơn ho khó thở, nghe phổi có tiếng ran rít
trieu chung benh hen suyen - Hen suyễn lâu ngày không khỏi – nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm
Khó chịu, mệt mỏi vì bệnh hen suyễn.

Các triệu chứng này sẽ thay đổi và có thể nặng lên khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Nếu bệnh tiển triển nặng hơn, đồng nghĩa với tần suất xuất hiện cơn hen suyễn dày và liên tục. Người bệnh cần biết những dấu hiệu của cơn hen phế quản nặng để kịp thời đến cơ sở y tế như thở dốc, thở rít liên tuc, triệu chứng xuất hiện khi đang nghỉ ngời hoặc vận động nhẹ, không giảm khi sử dụng thuốc giãn phế quản.

Phòng ngừa và điều trị bệnh hen suyễn bằng cách nào?

Nếu phát hiện bệnh sớm, mới ở giai đoan đầu sẽ kiểm soát và không để bệnh phát triển nặng thêm. Một số cách phòng ngừa và điều trị để hạn chế tối đa những triệu chứng mà bệnh hen suyên gây ra:

Thực hiện các biện pháp và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh hen suyễn có thể nặng hơn bởi một số loại thuốc như aspirin, naproxen, ibuprofen , beta …hay ngay cả thuốc nhỏ mắt nếu dùng không đúng và theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.

Chính vì vậy, không nên tự ý dùng bất kì loại thuốc nào nếu không có sự hướng dẫn của bác sỹ. Nếu dùng thuốc cho bệnh nền khác cần phải cần có chỉ định của bác sỹ về cách sử dụng thuốc cho bệnh hen suyễn.

Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc, dùng thêm thuốc khi thấy dấu hiệu nặng hơn nếu không có chỉ định của bác sĩ.

dieu tr benh hen suyen - Hen suyễn lâu ngày không khỏi – nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm
Trẻ em là dối tượng dễ bị nhiễm bệnh

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh hoặc thời tiết giao mùa.

Để cơ thể nhiễm lạnh sẽ khiến các triệu chứng hen suyễn trở nặng và kéo dài, thậm chí sẽ gây ra những đợt hen suyễn cấp nguy hiểm. Vì vậy, việc giữ ấm cơ thể bằng những chiếc áo khoắc dài, mũ, gang tay, khăn quảng cổ …khi thời tiết chuyển mùa hay trở lạnh để giữ ấm cơ thể.

giu am co the - Hen suyễn lâu ngày không khỏi – nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm
Giữ ấm cơ thể giúp giảm cơn hen suyễn

Tránh tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn và làm bệnh nặng thêm. Vì vậy, cần hạn chế tối đa tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm không khí như bụi, bụi mịn PM2.5 (đây là loại bụi nguy hiểm, xâm nhập trực tiếp vào phổi khi chúng ta hít phải), phấn hoa, mạt nhà, gián, nấm mốc, khói thuốc, hóa chất độc hại …

Nếu trong nhà có nuôi thú cưng, chó mèo thì tốt nhất không tiếp xúc hoặc sử dụng thiết bị loại bỏ lông chó mèo. Bởi đây là nguyên nhân khiến bạn dễ bị mắc bệnh hen suyễn.

>>> Đọc ngay: Cách loại bỏ lông chó mèo đơn giản nhất.

benh hen suyen va o nhiem khong khi 1 - Hen suyễn lâu ngày không khỏi – nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn

Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang y tế để tránh xa các thành phần khói bụi, hóa chất độc hại, thuốc lá …có trong không khí ô nhiễm.

Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng

Top những thực phẩm dễ gây dị ứng bao gồm : Đồ uống chứa cồn ( rượu, bia), hải sản ( tôm, cua)…Những người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cần tránh những thực phẩm này.

Tạo không khí sạch trong nhà bằng máy lọc không khí

Người hen suyễn rất nhạy cảm, chỉ cần trong nhà có các tác nhân gây ô nhiễm không khí như nấm mốc, bụi bẩn, khói thuốc, lông chó mèo …sẽ thấy các triệu chứng hiện rõ và nặng hơn.

Máy lọc không khí có tác dụng loại bỏ tất các tác nhân trên, tạo không khí sạch, trong lành, bảo vệ tốt hệ hô hấp. Đây là sản phẩm được các bác sĩ khuyên người bị hen suyễn nên sử dụng để cải thiện tình trạng bệnh.

Ngoài ra, người hen suyễn ngồi phòng điều hòa cũng dễ bị khó chịu. Máy lọc không khí có chức năng tạo ẩm sẽ tạo nguồn không khí sạch và cân bằng độ ẩm giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu.

may loc khong khi cho nguoi hen suyen - Hen suyễn lâu ngày không khỏi – nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm
Máy lọc khí – Giải pháp phòng chống và giảm triệu chứng hen suyễn

Thực hiện tầm soát hen

Để chẩn đoán chính xác người bị bệnh hen suyễn đó là thực hiện tầm soát hen, lúc này bạn sẽ được chỉ định khám lâm sàn từ chuyên khoa hô hấp, chụp X-quang phổi để chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm công thức máu và đo hô hấp ký có thử thuốc …nhằm kiểm tra tình trạng.

Thực hiện tầm soát hen giúp bạn biết chính xác được tình trạng bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

thuc hien tam soa hen - Hen suyễn lâu ngày không khỏi – nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm
Thực hiện tầm soát hen để có biện pháp điều trị kịp thời

Luyện tập thể dục thể thao và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Để có sức đề kháng tốt, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng khoa học. Người bệnh cần đảm bảo được các chất cần thiết như đạm, chất xơ, chất béo. ..trong mỗi bữa ăn, bổ sung thêm vitamin C ( có nhiều trong các loại quả mọng nước như cam, bưởi…)

Kết hợp với luyện tập thể dục thể thao đều đặn trong môi trường trong lành sẽ giúp tăng sức đề kháng, giảm các triệu chứng hen suyễn.

Tổng kết: Với những giải pháp và cách điều trị trên giúp người bệnh kiểm soát và giảm triệu chứng hen suyễn. Đối với trường hợp xuất hiện cơn suyễn nặng cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.