0987168140

Ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp 5-10 lần so với không khí ngoài trời.

Ngày đăng: 22 - 08 -2020

Đa số đều suy nghĩ, ô nhiễm không khí chỉ thường xuyên xuất hiện bên ngoài môi trường, tồn tại xung quanh chúng ta. Ít ai biết rằng, ô nhiễm không khí trong nhà còn nguy hiểm hơn thế. Theo cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ(EPA): Ô nhiễm không khí trong nhà cao hơn gấp 5-10 lần so với ô nhiễm ngoài trời.

Thống kê cho thấy, trung bình hàng năm có khoảng 7 triệu người chết do ô nhiễm không khí và nó chủ yếu đến từ các bệnh về đường hô hấp, nghẽn phổi mãn tính, hen suyễn. Ngay từ lúc này hãy đảm bảo rằng, không khí trong nhà bạn luôn được sạch sẽ và trong lành nhất.

Tác nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí trong nhà.

Những năm gần dây, nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng, ô nhiễm không khí trong nhà gấp nhiều lần so với không khí ngoài trời.

Nghiên cứu cho thây, thời gian con người sinh sống và hoạt động đến 90% trong nhà. Do vậy, việc tiếp xúc với không khí kém chất lượng của những người này sẽ tăng cao hơn bình thường.

Có đến trên 30 tác nhân khác nhau tạo nên môi trường ô nhiễm trong nhà, trong đó có nhiều tác nhân nằm trong danh sách các chất gây ung thư do Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo như: Benzzen, trichlorethylene, tetrachlorethylên, và formandehit.

o nhiem khong khi trong nha - Ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp 5-10 lần so với không khí ngoài trời.
Con số thống kê năm 2016 đủ khiến chúng ta phải cảnh tỉnh với ô nhiễm không khí.

Như vậy, có nhiều tác nhân dẫn đến ô nhiễm không khí trong nhà, chúng ta có thể tóm tắt lại các nhóm tác nhân chính như sau:

Thứ nhất: Tác nhân ô nhiễm từ môi trường bên ngoài

Tất nhiên, căn nhà của bạn sẽ không đóng cửa hoàn toàn 100%, các ô nhiễm môi trường bên ngoài sẽ xâm nhập vào khi bạn mở cửa. Các ô nhiễm này chủ yếu là các loại bụi thô, bụi mịn.

Thứ 2: Tác nhân ô nhiễm từ trong chính nhà bạn

Bạn có thể cảm nhận rõ rệt các tác nhân ô nhiễm về mặt vật lý từ những sợi khoáng chất từ vải vóc, len dạ, các chất phủ trên tường chống ẩm. Ngoài ra các chất  ô nhiễm có nguồn gốc sinh học như: nấm mốc, chất dị ứng do vật nuôi, sâu bọ, gián… cũng là đặc trưng của ô nhiễm trong nhà.

Một số ô nhiễm thường khó nhìn thấy nhưng tồn tại về mặt hóa học như: Khí đốt của máy sưởi ấm, miếng dùng để nướng đồ ăn, mùi sơn tường, cồn, vecni, khói thuốc lá…

Ngoài ra, các khí và mùi độc hại được thoát ra từ các đồ vật, thiết bị trong nhà như: Tủ lạnh, bếp gas, điều hòa, máy sấy, máy rửa bát…cũng là nguyên chân chính làm gia tăng ô nhiễm không khí trong nhà.

tac nhan gay o nhiem khong khi trong nha 1 - Ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp 5-10 lần so với không khí ngoài trời.
Tác nhân gây ô nhiễm không khí có ở khắp nơi trong ngôi nhà.

Thành phần hóa học nằm trong danh mục chất gây ung thư do Tổ chức y tế thế giới công bố lại là những thành phần xuất hiện nhiều nhất trong nhà. Bạn có thể thấy sự hiện diện của Benzen trong khói thuốc lá, khí thải gia đình, vật liệu xây dựng và trang trí nội thất.  Trichlorethylene thoát ra từ các loại sơn, véc ni, cồn và sản phảm tẩy rửa khác. Tetrachlorethylene tồn tại trong các chất tẩy rửa gia đình. Fomandehit có thể phát hiện bằng cảm quan qua các lớp gỗ lâu năm, ván ép, giấy dán tường…

Kết luận: Ô nhiễm không khí trong nhà luôn thường trực và gây hại đến sức khỏe con người. Cần kiểm soát tốt những tác nhân trên để môi trường sống lành mạnh nhất.

Các bệnh thường gặp do ô nhiễm không khí.

Bệnh tật do ô nhiễm không khí đến thời điểm hiện tại được nhắc đến nhiều nhất là các bệnh về đường hô hấp, nghẹt phổi mãn tính, ung thư phổi. Các bệnh chịu sự ảnh hưởng nặng từ môi trường không khí kém chất lượng như hen suyễn, tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, viêm xoang, viêm mũi dị ứng…

Thống kê hiện nay, số người mắc bệnh nghẹt phổi mãn tính (COPD) ngày càng gia tăng. Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, người già và những người có tiền sử các bệnh kinh niên, bệnh về đường hô hấp, tim mạch. Đây là nhóm người thường xuyên ở trong nhà.

Đối với những người cao huyết áp, có vấn đề về tim mạch, tiểu đường, hen suyễn. Khi tiếp xúc lâu dài có khả năng cao làm tăng nguy cơ tai biến, biến chứng của các bệnh này, khiến người bệnh khó kiểm soát và có thể gặp các vấn đề đáng tiếc.

>> Đọc ngay:Tác hại không lường của ô nhiễm không khí đối với bệnh tim, mạch.

o nhiem khong khi anh huong den suc khoe con ngươi - Ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp 5-10 lần so với không khí ngoài trời.
Ô nhiễm không khí gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người.

5 lầm tưởng nguy hại đến sức khỏe mà bạn nên biết.

Không khí trong nhà sạch hơn ngoài trời.

Nhiều người nghĩ rằng, ở trong nhà là an toàn nhất. Tuy nhiên, như các phân tích và dẫn chứng ở trên, bạn có thể thấy không khí trong nhà không an toàn như bạn nghĩ.

Cấu trúc khép kiến của kiến trúc nhà cao tầng hoặc trong phòng làm giảm đối lưu không khí, tăng lượng tích tụ ô nhiễm theo thời gian nếu không khí trong nhà không được lưu thông.

Chất lượng không khí trong nhà kém không ảnh hưởng đến bạn.

Chính những suy nghĩ chủ quan có thể khiến bạn phải trả giá đắt. Bởi các nghiên cứu cho thấy thời gian bạn trong nhà đến 90% và mức độ ô nhiễm trong nhà cao 5-10 lần so với bên ngoài.

Quá trình hít thở trong nhà diễn ra thường xuyên trong suốt quãng đời của bạn, và đương nhiên nó sẽ hoàn toàn không tốt nếu các vấn đề ô nhiễm tồn tại ngay trong nhà bạn.

Chỉ những người có sức khỏe yếu mới bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí trong nhà.

Những người có sức khỏe yếu như có tiền sử các bệnh kinh niên, hen suyễn, tim mạch, có vấn đề về đường hô hấp đương nhiên sẽ gặp những tác động tiêu cực do chất lượng không khí kém.

Bạn thì sao? Bạn đang khỏe mạnh? Bạn nghĩ mình không bị ảnh hưởng? Thật sự sai lầm khi bạn đang có suy nghĩ như vậy.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến tất cả mọi người, bạn cũng không ngoại lệ. Bạn sẽ nhanh chóng phát hiện các trạng thái buồn nôn, khó thở, tức ngực khi bạn ở trong nhà và nó biến mất hoàn toàn khi bạn ra ngoài. Đó là dấu hiệu của ô nhiễm không khí. Bạn nên sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ hoàn toàn các vấn đề đó.

Đeo khẩu trang y tế có thể bảo vệ bạn trước ô nhiễm không khí.

Ra đường đeo khẩu trang là thói quen của đa số người Việt. Tuy nhiên, khẩu trang có nhiều loại khác nhau.Đa số bạn thường sử dụng các loại khẩu trang y tế và vải ở dạng phổ thông.

Đối với các loại khẩu trang cao cấp có tính năng lọc khí độc, bụi và hóa chất, bạn có thể yên tâm khí sử dụng chúng. Tuy nhiên, giá thành của những loại này thường rất đắt.

Đối với các loại khẩu trang phổ thông có giá từ 3.000đ – 20.000đ 1 cái sẽ không loại bỏ được các loại bụi mịn tồn tại trong môi trường không khí.

deo khau trang y te cho tre khi ra duong - Ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp 5-10 lần so với không khí ngoài trời.
Đeo khẩu trang đảm bảo tiêu chuẩn khi ra ngoài.

Sử dụng nến thơm, nhang, nước xịt thơm không gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà.

Thói quen của nhiều người là sử dụng nến thơm, nhang, các loại nước xịt thơm trong phòng. Điều này vô hình dung làm giảm chất lượng không khí trong phòng bởi trong các chất này chứa nhiều hóa chất độc hại.

Việc làm dụng chúng quá nhiều sẽ gây ra những hệ lụy liên quan đến sức khỏe. Các máy lọc không khí sử dụng công nghệ cao có khả năng loại bỏ 99,99% các hóa chất độc hại này.

Cải thiện không khí trong nhà bằng cách nào?

Bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Được đánh giá mang lại hiệu quả nhất vẫn là các phương pháp liệt kê dưới đây:

  • Trồng các loại cây có khả năng đào thải độc tố như: Thiết mộc lan, ngũ gia bì, dương xỉ thường, cồ nốc hoa đầu là những cây đẹp có tác dụng hấp thụ hóa chất độc hại. Việc trồng cây cũng nên lưu ý về mật độ và vị trí để cây sinh trưởng tốt và có hiệu quả đào thải độc tố cao nhất.
  • Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, đồ đạc, nội thất thường xuyên sẽ giúp loại bỏ lượng bụi, mùi tạo không gian sạch sẽ hơn.
don dep nha cua va vat may loc khong khi - Ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp 5-10 lần so với không khí ngoài trời.
Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, bật máy lọc không khí tạo không khí sạch trong phòng.
  • Mở cửa sổ đối lưu không khí trong phòng vào các thời điểm thích hợp như sáng sớm hoặc buối tối.
  • Hạn chế dùng các loại chất tẩy rửa có hóa chất, thay vào đó là sử dụng các loại mang tính chất tự nhiên.
  • Sử dụng máy lọc không khí trong nhà thường xuyên được xem là giải pháp tối ưu nhất mang lại không gian trong lành.
tac dung cua may loc khong khi - Ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp 5-10 lần so với không khí ngoài trời.
Sử dụng máy lọc không khí trong nhà là giải pháp tối ưu nhất hiện nay.

Kantona Việt Nam với kinh nghiệm nhiều năm trong giải pháp xử lý không khí sẽ giúp bạn lựa chọn được những thiết bị phù hợp, đạt tiêu chuẩn chất lượng mang lại hiệu quả tối đa cho gia đình.