0987168140

Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.

Ngày đăng: 01 - 06 -2020

Ô nhiễm không khí là chủ đề được quan tâm nhất trong thời gian gần đây, đặc biệt tại các thành phố lớn, chỉ số ô nhiễm luôn ở mức báo động, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Không khí xấu gây ra những tác hại gì đến sức khỏe? Biện pháp xử lý thể nào? Tất cả được tóm gọn trong nội dung dưới đây giúp bạn có những phương pháp phòng tránh và bảo vệ sức khỏe các thành viên gia  đình.

Ô nhiễm không khí là gì? Thống kê thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra?

Khái niệm ô nhiễm không khí.

Có rất nhiều khái niệm về ô nhiễm không khí, tựu chung lại chúng ta định nghĩa tóm tắt như sau:

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yế do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng Các yêu tố vật lý và hóa học này thông thường là các loại khí độc như CO, NO, SO2… và các loại bụi có kích thước khác nhau lơ lửng trong môi trường.

o nhiem khong khi do quy hoach do thi - Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.
Chất lượng không khí bị ảnh hưởng từ yếu tố tự nhiên và hoạt động thường ngày của mỗi chúng ta.

Ô nhiễm không khí gồm các loại chất gì? Nó sản sinh ra từ đâu?

 Các chất gây ô nhiễm có trong quá trình hình thành tự nhiên hoặc do hoạt động của con người gây nên, bao gồm:

  • Cacbon Dioxit (CO2): CO2 là tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, được sản sinh ra bởi hệ thống hô hấp của con người và các hoạt động đốt nhiên liệu.
  • Sunfua Oxit (SO2): Là hợp chất hóa học sản sinh ra từ các hoạt động tự nhiên như núi lửa và các hoạt động sản xuất công nghiệp.
  • Oxit Nitơ (NOx): Được sản sinh từ các hoạt động đốt cháy nhiên liệu ở nhiệt độ cao hoặc do sự phóng điện như các cơn dông trong tự nhiên
  • Cacbon Monoxit (CO): là loại khí cực độc, được tạo thành từ việc đốt cháy nhiên liệu, có tới 60% Cacbon Monoxit được sinh ra từ các phương tiện giao thông.
  • Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi – VOCs là chất ô nhiễm ngoài trời (gồm khí Metan, benzen thơm, toluene, xylen…)
  • Bụi mịn PM: Sản sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch trong động cơ, các nhà máy nhiệt điện, hoạt động công nghiệp.
  • Chlorofluorocarbons(CFCs) là loại khí có hại cho tầng Ozon, nó sản sinh ra từ các thiết bị như điều hòa, tủ lạnh, bình xịt aresol…,khí này bay lên làm thủng tầng Ozon, đưa các tia cực tím xuống gây hại cho sức khỏe con người.
  • Amoniac và các loại mùi: Sản sinh từ hoạt động nông nghiệp như phân bón, thực phẩm, mùi nước thải, rác thải, quy trình công nghiệp.
  • Chất phóng xạ: Sản sinh ra từ các vụ nổ hạt nhân, chiến tranh, các quá trình phân rã tự nhiên.

Thống kê thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra.

Việt Nam đang nằm trong tốp quốc gia có chất lượng môi trường không khí ở bậc thấp so với thế giới. Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân mà còn gây tổn thất kinh tế lên đến hàng chục tỷ đô.

Thống kê cho thấy hàng năm có đến 50.000 người chết do ô nhiễm không khí, cao gấp 5 lần số người chết do tại nạn giao thông. Đây là con số đáng báo động và cần có các giải pháp khắc phục và tái cấu trúc môi trường tại Việt Nam.

Các hoạt động gây ô nhiễm không khí.

Hoạt động tự nhiên.

 • Bụi từ nguồn tự nhiên: Nơi có diện tích đất lớn, không có nhiều cây xanh hoặc thảm thực vật vây quanh.

 • Quá trình tiêu hóa thức ăn của động vật tạo ra khí Methane.

 • Khí Radon do phân rã phóng xạ tự nhiên của vỏ trái đất, nó xuất hiện nhiều trong các tòa nhà, đặc biệt là dưới tầng hầm. Khí Radon là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư phổi sau thuốc lá.

 • Cháy rừng, hoạt động núi lửa tạo ra một lượng lớn khí độc hại gây ô nhiễm

o nhiem khong khi do chay rung - Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.
Khói bụi từ cháy rừng để lại hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Hoạt động công nghiệp.

 • Hợp chất ô nhiễm gây ra từ các lò đốt chất thải, cơ sở sản xuất, nhà máy nhiệt điện, lò nung, các thiết bị sưởi ấm nhiên liệu.

 • Hoạt động từ phương tiện giao thông: xe máy, ô tô, tàu biển, máy bay…

 • Cháy rừng, các tài nguyên quân sự như vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học…

 • Các chất thải lắng đọng, hơi khói từ sơn, hơi xịt cũng là các tác nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng.

o nhiem khong khi tu hoat dong cong nghiep - Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.
Khói bụi từ khu công nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Quy hoạch đô thị.

Quy hoạch đô thị không tốt khiến mật độ dân cư cao, mật độ giao thông lớn, quy hoạch địa hình, đường sá không tốt cũng là yếu tố gây ô nhiễm nặng nề.

Sinh hoạt hằng ngày.

Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi, khí thải từ máy móc gia dụng, xe cộ,..

o nhiem khong khi tu phuong tien giao thong - Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.
Khí thải từ phương tiện giao thông là 1 trong những chất gây ô nhiễm độc hại tới sức khỏe.

Những tác hại khủng khiếp đến sức khỏe do hít không khí bẩn thường xuyên.

Không khí là thứ mà chúng ta hít vào hằng ngày. Đương nhiên không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mỗi người. Cụ thể, chúng tôi đưa ra 10 tác hại như sau:

1. Hít thở không khí ô nhiễm sẽ khiến triệu chứng suyễn trở nên nặng hơn và làm lên cơn suyễn.

Khi bạn bị bệnh suyễn, bạn đã từng nhận thấy các triệu chứng nặng hơn khi chất lượng không khí xấu đi không? Ô nhiễm không khí làm khó thở hơn, nó có thể gây ra các triệu chứng khác như ho, thở khò khè, khó chịu ở ngực và cảm giác nóng rát ở phổi.

Có 2 chất gây ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn đó là: Ozon (có trong khói bụi và các ô nhiễm phân tử vật chất (có trong khói bụi, khói và cát bụi). Hai chất này gây kích thích triệu chứng bệnh suyễn.

>>>> Đọc ngay: Tác động của ô nhiễm không khí đến bệnh hen suyễn

ti le nguoi hen suyen tai viet nam - Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.
Bệnh hen suyễn sẽ bị nặng lên nếu hít phải không khí bị ô nhiễm.

2. Tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm có thể gây ra bệnh về tim mạch.

Theo Thạc sỹ Vũ Xuân Đán – Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường TPHCM chia sẻ: “Các loại bụi có kích thước nhỏ, các chất hóa học hay chất kháng viêm trong bụi có thể phát tán từ phổi vào hệ tuần hoàn, ảnh hưởng đến tim mạch”

Việc tiếp xúc với bụi mịn (bụi có đường kính khí động nhỏ hơn 2,5µm) và bụi phát sinh từ khí thải động cơ có tác hại lớn hơn so với bụi thông thường. Các loại bụi có kích thước nhỏ, các chất hóa học hay chất kháng viêm trong bụi có thể phát tán từ phổi vào hệ tuần hoàn, ảnh hưởng đến tim mạch.

Nguyên nhân là không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến khả năng dãn nở và co thắt của các mạch máu. Dưới tác động của không khí ô nhiễm, của khói thuốc lá, các mạch máu bị giảm kích cỡ, cản trở lưu thông huyết mạch. Không khí ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông ở động mạch – nguyên nhân chính của chứng nhồi máu cơ tim”

>>>> Đọc ngay: Tác hại khôn lường của ô nhiễm không khí đối với bệnh tim mạch

o nhiem khong khi anh huong den suc khoe con ngươi - Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.
Bụi PM2.5 khi hít phải là nguyên nhân nghiêm trọng gây kích thích hệ tim mạch

3. Về lâu dài gây ra các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư.

Nghiên cứu của các chuyên gia ở Hiệp hội Ung thư Đan Mạch (DCS) cho biết, những người sống ở những nơi có mức độ ô nhiễm không khí cao, đặc biệt là ô nhiễm khí thải xe cộ, phương tiện giao thông thì có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) cao gấp 4 lần so với những nơi không bị ô nhiễm.

Thủ phạm gây bệnh là khí Dioxit Nitơ có trong không khí bị ô nhiễm. Những người có thời gian bị nhiễm loại khí độc này càng lâu thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường càng lớn.

Các thành phần Bụi mịn (PM10, PM2.5) trong không khí đi xuyên qua phế quản, trực tiếp vào phổi, về lâu dài sẽ bị ung thư phổi.

>>> Cần đọc ngay: Sát thủ ô nhiễm không khí gây bệnh ung thư, tiểu đường như thế nào?

o nhiem khong khi la nguyen nhan gay ung thu - Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.
Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư.

4. Hệ hô hấp càng ngày càng suy yếu.

Đối với trẻ nhỏ: Tiếp xúc ngắn hạn hay dài hạn với không khí ô nhiễm đều làm suy giảm chức năng phổi, nhiễm trùng đường hô hấp.

Đối với người lớn: Kể cả những người sức khỏe bình thường cũng dẫn đến các triệu chứng như kích ứng da, mắt, mũi và cổ họng, ho, khạc đờm, tức ngực, khó thở.

Các triệu chứng này sẽ biến mất khi môi trường không khí được cải thiện.

>>>>Tìm hiểu thêm: Ô nhiễm không khí làm suy yếu hệ hô hấp như thế nào?

o nhiem khong khi anh huong den tre nho - Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.
Hệ hô hấp của trẻ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi chất lượng không khí.

5. Gây biến chứng tâm lý.

Các nhà khoa học ở Anh cho biết, tiếp xúc với môi trường không khí ô nhiễm sẽ khiến những người trẻ tuổi trải qua các giai đoạn rối loạn tâm lý, có khi cơ phát triển thành các bệnh thần kinh nghiêm trọng như tâm thần phân liệt hoặc các chứng tâm thần khác.

6. Nguy cơ gây bệnh tự kỷ ở trẻ.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nặng nề và toàn diện đến sức khỏe con người, đặc biệt có tác động tiêu cực đến khả năng nhận thức của trẻ.

Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng nó có nguy cơ đe dọa, làm thay đổi cấu trúc não bộ và giảm khả năng nhận thức của trẻ em. Dẫn đến kết quả kiểm tra nhận thức kém hơn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tinh thần và vận động của trẻ.

o nhiem khong khi trong nha thuong xuyen 1 - Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.
Chất lượng không khí kém tác động tiêu cực đến trẻ em.

7. Các bệnh về mắt dẫn đến mù lòa.

Bệnh cườm nước (Glaucoma) còn gọi là chứng tăng nhãn áp dẫn đến mù lòa. Ước tính đến năm 2020, tỷ lệ mắc trên thế giới là 79,6 triệu người, ở Châu Á chiếm 47%. Đây là bệnh lý chủ yếu nguyên dân do tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm không khí (CO, NO2).

8. Một số bệnh khác như gây vô sinh ở nam giới, bệnh ngoài da, phì đại tâm thất, bệnh Alzheimer và Parkinson.

Ô nhiễm không khí còn gây ra một số bệnh khác như gây vô sinh ở nam giới, bệnh ngoài da, phì đại tâm thất, bệnh Alzheimer và Parkinson…

Đây là những bệnh lý nguy hiểm vì vậy chúng ta cần có biện pháp phòng tránh hiệu quả ngay từ bây giờ.

9. Giảm IQ, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ngay từ trong bụng mẹ, dậy thì sớm ở bé gái.

Phụ nữ mang thai khi hít thở không khí kém trong thời gian thai kỳ, có khả năng đưa các chất độc hại tác động lên thai nhi làm giảm IQ của bé sau này, nặng hơn là gây nên các dị tật bẩm sinh ngay trong bụng mẹ.

Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, khiến bé bị sinh non, sinh nhẹ cân.

Đối với các bé gái, có khả năng làm tặng nội tiết  hoocmon, kích thích dậy thì sớm.

10. Gây hại cho hệ sinh thái, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Ô nhiễm không khí làm giảm tầm nhìn, giảm mỹ quan sinh thái, ô nhiễm trầm trọng có khả năng phá hủy hẹ động thực vật. Từ đó giảm lượng oxi trong không khí, giảm chất lượng cuộc sống.

Giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí.

 • Biện pháp khắc phục ô nhiễm thông qua kỹ thuật: Thay thế dây chuyền máy móc công nghiệp lạc hậu, gây ô nhiễm không khí nhiều bằng dây chuyền máy móc hiện đại. Thay thế các nhiên liệu đốt truyền thống bằng cách sử dụng điện năng, các loại nhiên liệu thân thiện với môi trường.

 • Khắc phục ô nhiễm bằng biện pháp quy hoạch: Giảm thiểu xây dựng khu công nghiệp tại nơi đông dân cư, khuyến khích người dân đi lại bằng phương tiện công cộng, tạo ra nhiều diện tích cây xanh, đồng thời nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường.

 • Sử dụng máy lọc không khí: Máy sử dụng công nghệ màng lọc 3 – 5 lớp gồm màng HEPA lọc bụi siêu mịn PM2.5 và vi khuẩn gây bệnh, màng Carbon hoạt tính có tác dụng khử mùi, khí độc hại như: khói thuốc, khí gas, SO2, NO2, VOCs, Formaldehyde,… Bên cạnh đó, 1 số máy lọc không khí còn có thêm tính năng tạo ion âm, tạo ẩm, bắt muỗi…

may loc khong khi aeris aair 3 in 1 pro nhap khau thuy si 1 - Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.
Sử dụng máy lọc không khí bảo vệ hệ hô hấp khỏi tác nhân ô nhiễm.

Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn ngay tại nhà bằng máy lọc không khí gia đình nhập khẩu chính hãng:

>> Máy lọc không khí nhập khẩu Hàn Quốc.

>>Máy lọc không khí nhập khẩu Châu Âu.

>> Máy lọc không khí chính hãng Nhật Bản.